Chế Độ:  
Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ   Tìm Kiếm   
  27 Tháng Bảy 2024 ..:: Tổng quan về Bình Thuận » Đặc điểm kinh tế xã hội ::..

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 43
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 43

Số lượt truy cập

49.440.038

 Đặc điểm kinh tế xã hội

 

Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Diện tích tự nhiên 7.830 km2, dân số khoảng 1,165 triệu người.  Phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, phía Tây Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây giáp Đồng Nai và phía Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.  Thành phố Phan Thiết là trung tâm văn hoá - chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Bà Rịa Vũng Tàu 120 km, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28, đường sắt Bắc - Nam đi qua.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai thác và đặc biệt là dịch vụ du lịch.

Tiềm năng du lịch : Là một tỉnh ven biển khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên thơ mộng, giao thông thuận lợi. Nhiều khu vực ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư, xây dựng phát triển du lịch ở các lĩnh vực như du lịch thể thao, nghỉ dưỡng biển, du thuyền, câu cá, sân golf, chữa bệnh… và các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn khác. Bên cạnh đó Bình Thuận còn có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác như  Trường Dục Thanh, Mũi Điện - Khe Gà, Núi Tà Cú, khu du lịch hồ Hàm Thuận - Đa Mi, Tháp Chăm Pô Sah Inư, dinh Thầy Thím, chùa Hang vv... Theo thống kê đến hết năm 2007 có 131 cơ sở lưu trú, với trên 4.575 phòng nghỉ, trong đó có 77 cơ sở/3.157 phòng nghỉ được xếp hạng từ 1 – 4 sao, bao gồm:

- 8 cơ sở 4 sao /749 phòng.

- 10 cơ sở 3 sao/675 phòng.

- 25 cơ sở 2 sao/1.006 phòng.

- 20 cơ sở 1 sao/460 phòng.

Tiềm năng thuỷ sản: Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, biển Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải sản đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai vv... Diện tích ven sông ven biển có khả năng phát triển nuôi tôm bán thâm canh khoảng 1.000 ha. Các vùng ven biển và đảo có thể phát triển nuôi cá lồng bè các loại hải đặc sản như cá mú, tôm hùm. Trên biển Đông, huyện đảo Phú Quý rất gần đường hàng hải quốc tế, là điểm giao lưu Bắc Nam và ngư trường Trường Sa, thuận lợi để phát triển ngành chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hàng hải, du lịch.

Nông - lâm nghiệp Bình Thuận phát triển đa dạng, toàn tỉnh có hơn 200 ngàn ha đất nông nghiệp, với các loại cây trồng chính là lương thực, điều, cao su, thanh long... trong đó thanh long là sản phẩm nổi tiếng, sản lượng hàng năm khoảng 140 ngàn tấn.

Công nghiệp Bình Thuận phát triển khá ổn định, tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 16 - 17%; công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương có xu hướng phát triển nhanh. Một số sản phẩm tăng khá như thuỷ sản chế biến, may mặc, vật liệu xây dựng, nước khoáng, hàng thủ công mỹ nghệ. Nhiều sản phẩm truyền thống của địa phương tăng nhanh về sản lượng và số lượng xuất khẩu như: hàng hải sản, nông sản chế biến, hàng may mặc, sa khoáng.

Nguồn khoáng sản tương đối đa dạng với trữ lượng lớn. Các loại khoáng sản chính như cát thuỷ tinh, đá Granit, sét Bentonit, nước suối khoáng, sét làm gạch ngói, sa khoáng nặng, muối công nghiệp. Dầu khí là nguồn tài nguyên gần bờ biển, có tiềm năng khai thác với các mỏ trữ lượng lớn như Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Sư Tử Vàng, Rubi...

Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể, cụ thể: hệ thống giao thông đã được cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Các tuyến giao thông chính như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28; ga hành khách - du lịch Mương Mán đang xây dựng lại; cảng Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa, Phú Quý; cảng tổng hợp Mũi Điện (Khe Gà) đang đầu tư xây dựng. Hiện nay các địa bàn trong tỉnh đều có điện; nguồn cung cấp điện được bảo đảm từ lưới điện quốc gia. Trung ương đã quy hoạch Bình Thuận có 2 trung tâm điện than Vĩnh Tân và Sơn Mỹ, trong năm 2008 sẽ bắt đầu triển khai xây dựng khu tổ hợp điện than tại Vĩnh Tân với công suất 4.400 MW. Hệ thống cấp nước đã được cải tạo, mở rộng cung cấp đủ nước cho đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá.

Những năm gần đây tỉnh Bình Thuận cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh, đạt hiệu quả cao, góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh ngày càng sôi động. Để không ngừng phát triển, tỉnh Bình Thuận luôn xác định phải xây dựng một môi trường đầu tư - kinh doanh thực sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh, đồng thời cần phải chuẩn bị tốt và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhanh chóng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư, thông thoáng, minh bạch và bảo đảm tính nhất quán. Với chủ trương hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác, thân thiện, cởi mở, Bình Thuận hy vọng sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước quan tâm và đầu tư tại đây.

 

Tin nhanh
V/v phương thức giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu qua các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan từ ngày 01/8/2024
Thông tin về Chương trình cấp quốc gia về XTTM năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh
V/v đảm bảo các biện pháp phòng, chống cháy nổ đối với việc vận chuyển hàng hóa, sử dụng phương tiện chở hàng hóa xuất, nhập khẩu
V/v chính thức vận hành tuyến đường vận tải quốc tế và khôi phục phương thức giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu Chi Ma (Việt Nam) - Ái Điểm (Trung Quốc)
Mời Tham Dự Khóa Đào Tạo "Kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp" ngày 06-08/8/2024
V/v thông báo thông quan chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Quảng Ninh, Việt Nam) – Động Trung (Quảng Tây, Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) – Lý Hỏa (Trung Quốc)
Phú Quý đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
V/v đảm bảo chất lượng hàng nông sản xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường nhập khẩu Trung Quốc
V/v thông tin Đoàn giao thương xúc tiến thương mại trong lĩnh vực thương mại điện tử, thương mại số tại Chiết Giang và Giang Tô, Trung Quốc
Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền: Thao tác khó khăn, lúng túng trong những ngày đầu
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông