Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  19 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 91
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 91

Số lượt truy cập

48.753.118

 Xem chi tiết
Hơn 50.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ trong 2 tháng
(Cập nhật: 06/03/2023 10:55:35)

Năm 2021, dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Năm 2022, dịch bệnh dần được kiểm soát, nhưng mỗi tháng vẫn có khoảng 11.900 doanh nghiệp đóng cửa.

Sang năm 2023, bức tranh doanh nghiệp đang thể hiện những điểm không mấy tích cực. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, 51.400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, mỗi tháng có 25.700 doanh nghiệp rút lui, cao gấp 2,5 lần năm đỉnh dịch 2021. Con số này cũng gấp hơn 2 lần trung bình năm 2022 vừa qua.

Hơn 50.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ trong 2 tháng ảnh 1

Hai tháng đầu năm, lượng doanh nghiệp rút lui tiếp tục cao hơn thành lập mới.

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, số doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động là 37.900 doanh nghiệp, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Số đăng ký thành lập mới là 19.700 doanh nghiệp, số quay lại hoạt động là 18.200 doanh nghiệp. Kết quả này giảm cả về số lượng, vốn đăng ký và lao động so với cùng kỳ năm trước.

 

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đầu năm 2023 đạt 8,4 tỷ đồng, giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 2/2023, IIP tăng 5,1% so với tháng trước, nhưng nhiều ngành chủ lực vẫn gặp khó.

Tính chung hai tháng đầu năm 2023, IIP ước giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 5,6%) do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường, lạm phát các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp hai tháng đầu năm 2023 của một số ngành trọng điểm cấp II giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất thiết bị điện giảm 50,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 13,6%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 13%; sản xuất kim loại giảm 12,2%; sản xuất trang phục giảm 11,7%; dệt giảm 11%; sản xuất phương tiện vận tải khác và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác cùng giảm 8,6%; sản xuất xe có động cơ giảm 6%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 5,3%.

Hơn 50.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ trong 2 tháng ảnh 2
Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP hai tháng đầu năm các năm 2019-2023 của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
 

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhận định, những ngày cuối năm 2022, tháng đầu năm 2023 tiếp tục là giai đoạn khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục có khả năng bị thu hẹp do áp lực về dòng tiền ngắn hạn, lãi vay và thị trường xuất khẩu…

Khó khăn về vốn, dòng tiền và thanh khoản đang là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để duy trì sản xuất kinh doanh; khó khăn trong duy trì các kênh huy động vốn trung và dài hạn để mở rộng đầu tư, phục hồi doanh nghiệp. Trong khi đó, đơn hàng, doanh thu, doanh số bị sụt giảm mạnh, các kênh huy động vốn của doanh nghiệp hầu như đang bị “tắc”, từ trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu cho đến tín dụng ngân hàng.

Doanh nghiệp gặp khó về vốn, nhưng gói hỗ trợ lãi suất 2% đến nay chỉ cho vay được 0,2% nguồn lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Ngân hàng Nhà nước có phương án xử lý.

Hiện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố triển khai tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn trong tháng 2 để đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng; nắm bắt các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ.... Trước 28/2, Ngân hàng Nhà nước địa phương phải báo cáo tình hình kết nối và tháo gỡ khó khăn tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Việt Linh

Nguồn: Báo Tiền Phong


Tin - Bài khác
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần gì để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?
Mô hình các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Doanh nghiệp kỳ vọng môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn
KINH TẾ 2023: Chính sách tiền tệ phù hợp cho doanh nghiệp phục hồi
Cần giải pháp giảm lãi suất để doanh nghiệp được tiếp cận vốn
Xuất khẩu thủy sản bứt phá, nhiều mặt hàng tăng trưởng kỷ lục
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Tín hiệu tích cực từ sản xuất nông nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững
Triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP: Điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản
Trang 1 trong 22Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông