Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  24 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 61
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 61

Số lượt truy cập

48.802.399

 Xem chi tiết
DN cần chủ động hơn khi tham gia quá trình tái cấu trúc kinh tế
(Cập nhật: 15/12/2021 10:29:24)

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng: Để đạt được các mục tiêu dự kiến đặt ra và khát vọng phát triển đất nước trong thập kỷ tới, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2025 cần được đẩy nhanh hơn và thực sự bứt phá - Ảnh: VGP

Đó là khẳng định của ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI tại Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều ngày 14/12 tại  Hà Nội.

Chuyển dịch mạnh nhưng chưa đồng bộ

Lãnh đạo VCCI cho hay, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành chuyên môn như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều “hội nghị Diên Hồng” để bàn giải pháp phát triển bền vững nền kinh tế.

Sau giai đoạn 2016-2020, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam đã đạt những kết quả tích cực, song trước đại dịch COVID-19 và những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu DN.

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng cho hay: Việt Nam đã tích cực trong tái cơ cấu kinh tế từ thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đẩy mạnh công tác quy hoạch, cơ cấu lại ngành và vùng kinh tế, bước đầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế... đến việc hình thành đồng bộ và thúc đẩy phát triển các loại thị trường.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được thúc đẩy; chuyển đổi số, các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh đã phát huy tác dụng, tạo được niềm tin của nhà đầu tư...

"Mặc dù đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, song việc triển khai cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 ở nước ta vẫn còn một số hạn chế. Mô hình tăng trưởng có thay đổi nhưng còn chậm. Tốc độ tăng năng suất lao động nội ngành chưa cao; đóng góp của tiến bộ khoa học công nghệ vào tăng năng suất lao động còn hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành chưa rõ nét, chưa bền vững. Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu đang hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị, nơi tạo ra giá trị gia tăng thấp, tỉ lệ nhập khẩu còn khá cao, nguyên liệu đồng thời phụ thuộc không nhỏ vào một số thị trường...", ông Hoàng Quang Phòng nêu  một số hạn chế.

"Để đạt được các mục tiêu dự kiến đặt ra và khát vọng phát triển đất nước trong thập kỷ tới, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2025 cần được đẩy nhanh hơn và thực sự bứt phá. Theo đó, muốn trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, tốc độ tăng năng suất lao động ít nhất phải đạt 6,5% hằng năm, cao hơn so với kết quả đạt được giai đoạn 2016-2020 là 5,8%", ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Phân bổ lại nguồn lựccải thiện khả năng cạnh tranh của DN

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định: Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 có nhiều  điểm khác so với giai đoạn trước. Đáng chú ý, kế hoạch lần này đã thống nhất quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để đảm bảo ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nhiều đột phá liên quan đến khoa học công nghệ.

Các doanh nghiệp cần đặt mình trong vai trò chủ động, nhan chóng thích ứng và có điều chỉnh phù hợp

Lãnh đạo CIEM cho rằng, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 2021-2025 là tạo ra khuôn khổ thể chế và môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển lực lượng DN. 

“Khi tạo ra thể chế đúng, thể chế thuận lợi sẽ tạo môi trường cho DN phát triển vươn lên trong bối cảnh hiện nay”, bà Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh. 

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, một vấn đề hiện Việt Nam đang đối mặt là thiếu vắng DN cỡ vừa.

“Theo tiêu chí đánh giá dựa trên Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, chúng ta có hơn 800.000 DN, có khoảng 17.000 DN lớn, 21.000 DN vừa. Khi phát triển DN với một quốc gia bình thường người ta coi trọng phát triển DN vừa, tuy nhiên ở Việt Nam thiếu các DN vừa, chúng ta phần lớn là các DN nhỏ và siêu nhỏ", ông Lê Duy Bình phân tích.

Một vấn đề nữa là trên 50% DN Việt Nam hoạt động đang thua lỗ hoặc hòa vốn, trong khi chỉ 43% DN kinh doanh có lãi. Với tỉ trọng như vậy rất khó để mở rộng sản xuất, tích tụ tư bản, nâng quy mô của mình lên.

“Khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững của DN Việt Nam cũng là vấn đề cần lưu tâm, vậy làm sao để DN có bức tranh tươi sáng hơn về tài chính, quy mô trong giai đoạn tới”, ông Lê Duy Bình nói.

Đề cao tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực, TS.Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) cho biết, hiện nay, nhu cầu lao động có kỹ năng sẽ tăng cao trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm. Thị trường lao động việc làm sẽ phân hóa theo hai nhóm: Kỹ năng thấp lương thấp và kỹ năng cao lương cao.

Hiện nay 80% DN đã chủ động đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực lao động, đây là một điểm đáng mừng và DN đã chú trọng hơn đến việc liên kết với các cơ sở giáo dục bên ngoài để đào tạo nâng cao kỹ năng, tuy nhiên vẫn còn chậm trễ.

“Nếu chúng ta tập trung đúng mức vào nâng cao kỹ năng lao động và đổi mới công nghệ, thì chúng tôi cho rằng lò xo năng suất lao động sẽ kích hoạt, bung ra. Trong trạng thái bình thường mới, năng suất lao động cao sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ, qua đó sẽ giúp nền kinh tế không những thoát khỏi suy thoái mà còn đồng thời được tái cấu trúc theo hướng hiệu quả hơn, đi vào tăng trưởng theo chiều sâu bền vững và bắt kịp với xu thế tiến bộ của thế giới”, ông Trương Anh Dũng khẳng định.

Về dài hạn, ông Trương Anh Dũng cho rằng: DN cần có chiến lược và lộ trình phát triển nhân lực thích ứng với bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 

 


Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
Chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025
Đưa start-up vươn ra ‘biển lớn’
Kết nối cung - cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất lúa gạo
Tiến hành ‘khám sức khỏe’ tổng thể nền kinh tế
Linh hoạt chính sách tài chính-tín dụng giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch
Sẽ hướng dẫn triển khai quay xổ số khuyến khích sử dụng hoá đơn điện tử
Đẩy mạnh cải cách quản lý thuế, tạo thuận lợi cho người nộp
Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (lần 2)
Tạo thuận lợi cho người dân tham gia các hoạt động chăn nuôi
Trang 7 trong 21Đầu tiên    Trước   2  3  4  5  6  [7]  8  9  10  11  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông