Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  19 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 112
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 112

Số lượt truy cập

48.751.882

 Xem chi tiết
Cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đất đai
(Cập nhật: 01/11/2021 10:37:45)

Quốc hội thảo luận tại hội trường. Ảnh: quochoi.vn

Chiều 30/10, Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận về dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Ý kiến phát biểu của các đại biểu đánh giá thời gian qua, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Nguồn thu từ đất đai đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Phân bổ nguồn lực đất đai đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh...

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng việc đánh giá trong thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian qua, nhiều chỉ tiêu chỉ mới đề cập dưới dạng thống kê và phản ánh tình hình thực hiện chứ chưa đi sâu phân tích chất lượng của quy hoạch. Nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém, bức xúc chưa được đề cập một cách đầy đủ, như vấn đề chất lượng quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, có những trường hợp điều chỉnh còn tùy tiện, theo lợi ích của nhà đầu tư...

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình), Trần Đình Văn (Lâm Đồng) và nhiều ý kiến khẳng định quan điểm Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tài nguyên đặc biệt, vì vậy, phải đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, đáp ứng các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước phát triển nhanh, bền vững; bảo đảm tính liên vùng, liên tỉnh; gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn. Trong đó, phải bảo đảm thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo an ninh lương thực...

Hiện nay, quy hoạch đất trồng lúa cơ bản giữ được ổn định diện tích 3,5 triệu ha, nhưng ở một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra và về mặt kinh tế có thể hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đất chuyên trồng lúa là loại đất đặc biệt có đặc trưng riêng cùng với hệ thống thủy lợi được đầu tư rất lớn, trong thời gian dài. Do đó, các đại biểu nhấn mạnh việc chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang sử dụng cho các mục đích nông nghiệp khác phải đi kèm điều kiện không hủy hoại các đặc trưng cơ bản nhất của loại đất này.

Khẳng định vai trò quan trọng của đất trồng lúa cũng như chỉ ra những hạn chế làm suy giảm, thu hẹp diện tích đất trồng lúa, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nhấn mạnh: “Chỉ có thể bảo vệ được diện tích đất trồng lúa mới bảo đảm vững chắc được an ninh lương thực quốc gia. Tôi bày tỏ lo ngại khi thời gian qua nhiền diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp khiến lao động nông nghiệp bị thất nghiệp; nhiều dự án thu hồi đất trồng lúa rồi bị treo, rất lãng phí... Vì thế, chúng ta phải làm quy hoạch nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng mất diện tích đất trồng lúa”.

Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) và một số đại biểu cho rằng  để hạn chế tối đa những chồng chéo, mâu thuẫn, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) quốc gia với các quy hoạch có liên quan.

Các đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong vấn đề quản lý, phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai. Thúc đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý, sử dụng đất; bảo đảm công khai minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Khẳng định tiềm năng du lịch ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc còn rất lớn, đại biểu Hà Sỹ Huân (Bắc Kạn) đề nghị cần có các chính sách linh hoạt hơn trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển các khu du lịch, dịch vụ trên nguyên tắc vừa bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, vừa bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Đồng thời, bên cạnh giữ vững độ bao phủ của rừng, giữ đất rừng, đại biểu Hà Sỹ Huân cũng đề nghị cần có chính sách hiệu quả để thu hút doanh nghiệp trồng cây dược liệu dưới tán rừng để khai thác tối đa tiềm năng kinh tế, lợi thế từ đất rừng.

Một số ý kiến khác nêu quan điểm, mọi nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế-xã hội phải dựa trên sự cân bằng và khả năng cung ứng của hệ sinh thái, bảo vệ, phục hồi đất bị suy thoái, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu đề nghị cần có các giải pháp hiệu quả để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch như: Hệ thống quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo đồng bộ, kết nối, thiếu tầm nhìn dài hạn; thông tin, số liệu, tài liệu đầu vào cho công tác lập quy hoạch còn hạn chế; dự báo sử dụng đất chưa sát với nhu cầu, việc phân bổ một số chỉ tiêu sử dụng đất chưa phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương; công tác giám sát, kiểm tra việc xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch chưa nghiêm và thường xuyên...

Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
Tiết kiệm 570 tỷ đồng từ cắt giảm, đơn giản hóa TTHC lĩnh vực y tế
Ngành dệt may: Nỗ lực giữ người lao động, giữ đơn hàng để phục hồi
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực
233 thủ tục hành chính triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia
Năm lưu ý dành cho doanh nghiệp xuất khẩu sang EU
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp
Hỗ trợ DN tăng cường minh bạch tài chính để tận dụng vốn vay ưu đãi
Giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng
Phục hồi và phát triển gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế
Giải quyết các kiến nghị để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch
Trang 5 trong 18Đầu tiên    Trước   1  2  3  4  [5]  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông