Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  20 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 114
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 114

Số lượt truy cập

48.758.469

 Xem chi tiết
Quy định mới về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
(Cập nhật: 15/06/2021 08:12:04)

Thông tư 31 quy định cụ thể việc phân luồng người nộp thuế theo các hành vi để áp dụng các biện pháp kiểm soát. Ảnh minh họa
Thông tư 31 được ban hành nhằm giúp cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và đem lại lợi ích rất lớn không chỉ đối với cơ quan thuế mà còn tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng người nộp thuế và các tổ chức, cơ quan liên quan.

Theo đó, Thông tư 31 quy định cụ thể việc phân luồng người nộp thuế theo các hành vi để áp dụng các biện pháp kiểm soát, xử lý tương ứng giúp cơ quan quản lý phân bổ nguồn lực hợp lý, không bị dàn trải, giảm bớt áp lực về khối lượng công việc, chỉ tập trung nguồn lực vào người nộp thuế không tuân thủ, lĩnh vực rủi ro.

Việc áp dụng quản lý rủi ro có gì mới so với quy định cũ?

Việc áp dụng quản lý rủi ro tại Thông tư 31 có một số điểm mới so với quy định trước đây tại Thông tư số 204/2015/TT-BTC. Cụ thể:

Thứ nhất, việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, theo một hoặc kết hợp các phương pháp (chấm điểm, học máy, xếp hạng theo danh mục) giúp việc đánh giá linh hoạt, tăng độ chính xác. Ngoài ra, quy định việc đánh giá phải dựa trên phân đoạn người nộp thuế để đảm bảo người nộp thuế có đặc thù đồng nhất (địa bàn, quy mô, loại hình…) cùng được đánh giá theo các nhóm tiêu chí và các biện pháp quản lý phù hợp.

Thứ hai, căn cứ vào kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại rủi ro người nộp thuế, cơ quan thuế xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.

Thứ ba, các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được quy định trong Thông tư và giao cho Tổng cục Thuế có trách nhiệm ban hành chỉ số tiêu chí để đảm bảo linh hoạt, chủ động trong việc điều chỉnh các chỉ số tiêu chí cho phù hợp với thực tế quản lý trong từng thời kỳ.

Thứ tư, có sự thay đổi về mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế, trong đó, mức độ tuân thủ pháp luật thuế bổ sung mức không tuân thủ thành 4 mức để phù hợp theo tiếp cận của OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) với 4 tầng của mô hình tuân thủ tương ứng 4 mức độ tuân thủ - là mô hình đã được áp dụng ở cơ quan thuế của nhiều quốc gia, thay vì 3 mức như quy định trước đây.

Thứ năm, bổ sung việc đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân; bổ sung phương pháp đánh giá theo phương pháp học máy và việc đánh giá mang tính kế thừa kết quả đánh giá giữa đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại rủi ro người nộp thuế.

Thứ sáu, quy định các biện pháp quản lý cụ thể, tương ứng với các mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro của người nộp thuế.

Thông tư 31 có hiệu lực thi hành từ 2/7/2021.

4 tầng của mô hình tuân thủ

Tầng thứ nhất - người nộp thuế sẵn sàng tuân thủ; cơ quan thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi.

Tầng thứ hai - người nộp thuế cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng thành công; sẽ được cơ quan thuế hỗ trợ để tuân thủ.


Tầng thứ ba - người nộp thuế không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu cơ quan thuế quan tâm; cơ quan thuế sẽ thực hiện ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm.


Tầng thứ tư - người nộp thuế cố tình không tuân thủ; cơ quan thuế áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật.
 


Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
Đề xuất điều kiện ủy quyền cấp C/O
Điều lệ tổ chức, hoạt động Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia
Toàn cảnh kinh tế tháng 1: Hàng loạt chỉ số tăng trên 20%
Thủ tướng gửi thư thăm hỏi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam
Cơ cấu ngân sách hợp lý, tạo đà cho tái cơ cấu kinh tế
Việt Nam kiểm soát tốt nợ nước ngoài
Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ thương mại với Việt Nam
Hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DN nhỏ và vừa
Cải thiện môi trường kinh doanh: Chỉ cần công chức thay đổi, doanh nghiệp sẽ đỡ khổ
Việt Nam đứng trước ‘cơ hội hiếm có’, GDP có thể đạt 6,9% năm nay
Trang 14 trong 14Đầu tiên    Trước   5  6  7  8  9  10  11  12  13  [14]  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông