Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  20 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 93
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 93

Số lượt truy cập

48.754.944

 Xem chi tiết
Đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi phát triển ngành in
(Cập nhật: 05/05/2021 16:54:56)

Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, phát triển ngành in. Ảnh minh họa

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in được Chính phủ ký ban hành ngày 19/6/2014 điều chỉnh hoạt động in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm, kinh doanh dịch vụ photocopy và quản lý thiết bị in nhập khẩu, nhằm mục đích bổ sung các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động in, kịp thời điều chỉnh một số vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Đến năm 2018, trước yêu cầu đổi mới, cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cơ sở in đầu tư, phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP, đã bãi bỏ, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh. Qua hơn 6 năm thực hiện Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và 3 năm thực hiện Nghị định số 25/2018/NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngành in phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất lượng, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao nhu cầu đọc của nhân dân.

Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội đất nước và trên cơ sở tổng hợp các báo cáo tổng kết thi hành Nghị định của các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở in, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị in… bên cạnh những mặt ưu điểm, tích cực là chủ yếu, đã phát sinh một số vấn đề mới trong thực tiễn. Một số quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, Nghị định số 25/2018/NĐ-CP còn thiếu cụ thể, đồng bộ, thống nhất, không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc thi hành nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền, cũng như việc chấp hành pháp luật của cơ sở in, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị in, cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Do vậy, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định này là thực sự cần thiết.

Mục đích xây dựng Nghị định nhằm khắc phục sự chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực in, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn trong thời gian qua, bắt kịp xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, đồng thời đảm bảo tính kế thừa của các quy định còn phù hợp đã ban hành, thực thi.

Đồng thời bãi bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, phát triển ngành in, đồng thời với việc bảo đảm có cơ chế, biện pháp quản lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Điều chỉnh các loại hình hoạt động in phù hợp, tạo điều kiện cho các cơ sở in phát triển lành mạnh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.

Mời bạn đọc xem toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định và góp ý tại đây.

Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
Thường trực Chính phủ thống nhất phân bổ vốn ngân sách trung hạn
Để doanh nghiệp Việt trở thành 'khổng lồ'
HSBC: Lạm phát Việt Nam sẽ ổn định ở mức 3%
Chấn chỉnh ngay công tác thu tiền sử dụng đất ở một số địa phương
Ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam
NHNN tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch COVID-19
Thu hút đầu tư từ “thái độ” địa phương
Việt Nam lần đầu lọt nhóm nền kinh tế có ‘Chỉ số tự do kinh tế trung bình'
Việt Nam cần 33,4 tỷ USD cho phát triển lưới điện giai đoạn 2021-2030
Thị trường nội địa là 'bệ đỡ' cho du lịch Việt
Trang 6 trong 13Đầu tiên    Trước   1  2  3  4  5  [6]  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông