Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  25 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 136
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 136

Số lượt truy cập

48.815.085

 Xem chi tiết
Cơ hội vực dậy ngành mía đường
(Cập nhật: 22/02/2021 10:55:32)

Việc áp thuế với mía đường Thái Lan được kỳ vọng là cơ hội vực dậy ngành mía đường

Đây được đánh giá là quyết định quan trọng giúp ngành mía đường vượt qua giai đoạn rất khó khăn.

Mức thuế này cũng sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu (NK) đường tinh luyện, đường trắng sang NK đường thô để lẩn tránh thuế CBPG, CTC ở mức cao hơn.

Hiệp định ATIGA (Hiệp định tự do trong khu vực ASEAN) có hiệu lực từ 1/1/2020 đã đẩy thuế nhập khẩu đường mía xuống 5% từ mức 80% (đường thô) và 85% (đường trắng) đã được áp trước đó. Điều này đã khiến lượng đường nhập khẩu từ khu vực ASEAN tăng vọt. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, đạt xấp xỉ 1,5 triệu tấn, gấp đôi lượng đường sản xuất trong nước. Trong đó, một lượng đáng kể được nhập từ Thái Lan.

Tuy nhiên, điều đáng nói, các quốc gia trong khu vực được trợ giá rất lớn từ Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, do tình hình hạn hán ảnh hưởng đến năng suất mía nên Chính phủ Thái Lan đến ngày 30/6/2020 đã thống nhất tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath, tương đương 317 triệu USD. Mức tài trợ cho này tương đương khoảng 1.419 Bath/tấn mía, giúp giá thành mía đường của Thái Lan ở mức rất cạnh tranh. Đường mía Thái Lan nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường cũng như các hộ nông dân trồng mía trên cả nước. Nếu như trước đây, năng lực sản xuất của doanh nghiệp mía đường trong nước vào khoảng 1,5-1,6 triệu tấn thì đến nay giảm chỉ còn một nửa.

“Trước khi Hội nhập ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy mía đường phía Bắc và khoảng 300.000 ha mía đường, 300.000 nông dân, nhưng hiện nay chỉ còn 25 nhà máy hoạt động. Tuy nhiên, nhiều nhà máy trong số này cũng đang trong tình trạng “chết lâm sàng”, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết.

Quyết định kịp thời

Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Văn Lộc chia sẻ, các doanh nghiệp trực thuộc hiệp hội rất mừng với quyết định áp thuế với mía đường nhập khẩu từ Thái Lan của Bộ Công Thương.

“Thực tế, không ít nhà máy đường trong nước đã chủ động đầu tư công nghệ, xây dựng chuỗi liên kết với nông dân để sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh. Song, những gian lận về trợ cấp, bán phá giá đã được kết luận sau quá trình điều tra nghiêm túc mới chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngành mía đường “lao đao””, ông Nguyễn Văn Lộc nhấn mạnh.

Mức thuế 44,88% với đường tinh luyện và 33,88% đối với đường thô do Bộ Công Thương đưa ra tương đối hợp lý bởi mức chênh lệch giá đường nội địa so với đường Thái Lan khá tương đồng với mức thuế này. Ông Lộc tin rằng ngành đường Việt Nam hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với đường Thái Lan hay các quốc gia khác trong khu vực châu Á nói chung.

Do đó, quyết định này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và sân chơi công bằng trong thời gian tới. Song song với đó, dù không được kỳ vọng sẽ ngay lập tức vực dậy ngành mía đường nhưng sẽ giúp chặn đứng đà lao dốc của ngành này. Đồng thời, quan trọng hơn, sẽ giúp tạo sinh kế bền vững cho người nông dân trồng mía ở các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng biên giới khi không có loại cây thay thế nào phù hợp.

Tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp mía đường cũng được khuyến cáo cần tận dụng cơ hội để xây dựng lại các chuỗi liên kết với người nông dân, hình thành lại vùng nguyên liệu chất lượng sau thời gian dài bị gián đoạn vì phải giảm công suất. Tuy vậy, việc khôi phục lại vùng nguyên liệu không thể ngày một ngày hai mà phải cần đến ít nhất ba năm, nên trong ba năm này, doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm cho người nông dân cải nâng cao đời sống để gắn bó hơn với cây mía. Từ đó đôi bên cùng có lợi.

 Doanh nghiệp cũng cần tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh, hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp để có thể chắc chân trên thị trường.

Về phía các cơ quan chức năng, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương khuyến cáo, doanh nghiệp mía đường cần tận dụng tốt hơn các phụ phẩm từ ngành mía đường.

Cụ thể, ngoài các sản phẩm đường, ngành đường còn có hai phụ phẩm là mật rỉ và bã mía. Từ mật rỉ có thể dùng làm nguyên liệu chế biến thành cồn thực phẩm hoặc cồn nhiên liệu để làm xăng sinh học.

Từ bã mía có thể dùng làm nhiên liệu đốt để tạo ra năng lượng điện sinh khối. Tuy nhiên giá điện đồng phát bã mía tại Việt Nam còn thấp (thấp hơn giá điện sinh khối và chỉ ở mức khoảng 50% so mức giá điện đồng phát bã mía của các quốc gia trồng mía trong khu vực như Thái Lan và Philippines - các nước này cũng không phân biệt điện đồng phát bã mía và điện sinh khối) nên chưa khuyến khích được sự phát triển của các dự án đồng phát bã mía.

Ngành đường Việt Nam đã phát triển được 9 dự  án điện đồng phát bã mía. Trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, để đa dạng hóa các sản phẩm sau đường, ngày 11/12/2019, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 9507/BCT-ĐL báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cho phép áp dụng mức giá 7,03 cent/kWh đối với điện sinh khối.

Theo đó, ngày 5/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam (với mức giá mua điện tương đương 7,03 cents/kWh tăng 1,23 USD/kWh từ mức 5,8 cents/kWh).  

“Đây là thể hiện sự quan tâm của Bộ Công Thương với Thủ tướng Chính phủ với xử lý, sử dụng sản phẩm phụ phẩm của nhà máy đường, là một trong những động thái giúp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường trong giai đoạn này”, ông Phan Văn Chinh cho biết.

Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
Start-up Việt liên kết để cộng hưởng sức mạnh
Chuyển đổi số sẽ là xu hướng của doanh nghiệp sau Covid-19
Đưa thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vận hành chính thức từ 2023
Dự báo bất động sản công nghiệp sẽ phát triển mạnh trong năm 2021
Kinh tế Việt Nam năm 2021: Cần định hình chiến lược trong bối cảnh mới
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai: Kiểm tra 2 công trình trọng điểm ĐT719 và ĐT719 B
Chính phủ thúc đẩy khởi sự kinh doanh là một ‘điểm sáng’
Thu ngân sách hơn 1,2 triệu tỷ đồng, tiến sát 100% dự toán
GDP năm 2020 tăng 2,91%
Hướng dẫn về thuế TNDN đối với cơ sở thực hiện xã hội hoá chưa truy thu
Trang 3 trong 10Đầu tiên    Trước   1  2  [3]  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông