Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  19 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 91
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 91

Số lượt truy cập

48.754.244

 Xem chi tiết
Sửa đổi quy định về đất đai để phát triển kinh tế
(Cập nhật: 28/11/2019 07:16:51)

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Đất đai manh mún là nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tập trung đất đai, nhằm tăng quy mô ruộng đất và hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp (Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI) nhưng so với yêu cầu hiện tại, hoạt động của thị trường đất nông nghiệp vẫn bộc lộ không ít những yếu kém bất cập, ảnh hưởng đến tập trung đất đai.

Để giải quyết những vấn đề bất cập trên cùng nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến đất đai, Luật Đất đai 2013 đang được xem xét sửa đổi hoàn thiện. Song song với quá trình đó, một số Nghị định về đất đai như Nghị định về tích  tụ tập trung đất đai, Nghị định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai cũng đang được sửa đổi và xin ý kiến rộng rãi của các ban ngành, địa phương.

Ngày 27/11, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi một số nghị định về đất đai.

Hội thảo đã đưa ra kết quả nghiên cứu về các rào cản thế chế trong phát triển thị trường đất nông nghiệp nhằm đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 2013, trên cơ sở đó, trình bày dự thảo về hai Nghị định quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp và sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Quá trình triển khai thi hành các Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 đã nảy sinh một số vướng mắc bất cập. Chính vì vậy, ngày 6/1/ 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, theo đó Nghị định này tập trung sửa đổi 03 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai gồm: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT), Nghị định này đã giải quyết được nhiều vướng mắc, bất cập như: Tháo gỡ khó khăn trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua việc quy định bổ sung một số loại giấy tờ về quyền sử dụng đất để làm cơ sở xem xét công nhận quyền sử dụng đất; Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, rút ngắn từ 1/3 đến 1/2 thời gian thực hiện đối với nhiều thủ tục đăng ký biến động đất đai so với trước đây; sửa đổi, bổ sung quy định một số thủ tục hành chính để thuận lợi cho tổ chức thực hiện trên thực tế;

Đặc biệt, nghị định này đã cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để phát huy hiệu quả sử dụng đất; bổ sung quy định liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng đất, đặc biệt là đối với trường hợp tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn; sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất có nguồn gốc giao không đúng thẩm quyền; xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, chi phí đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất; hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất…

Bà Nguyễn Thị Kim Anh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thi hành các Nghị định nêu trên, vẫn còn một số vướng mắc, bất cập cần phải được tiếp tục tháo gỡ để bảo đảm tính khả thi đi vào cuộc sống của hệ thống các quy phạm pháp luật về đất đai, như: Việc tiếp cận đất đai thông qua hình thức thoả thuận thuê, nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn gặp khó khăn tại nhiều địa phương; việc nhận thức và áp dụng pháp luật chưa thống nhất, nhất là đối với trường hợp trong khu vực dự án có diện tích đất do Nhà nước quản lý; chưa có quy định để xử lý đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao, cho thuê nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chưa tạo lập tài sản trên đất nhưng nay dự án bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư;

Vẫn còn một số nội dung pháp luật về đất đai chưa có quy định điều chỉnh, như: Việc xử lý đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao, cho thuê nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chưa tạo lập tài sản trên đất nhưng nay dự án bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư; việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa do Nhà nước trực tiếp quản lý cho người sử dụng đất liền kề…

Bên cạnh đó, việc Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch, cũng cần thiết phải rà soát lại các quy định tại các nghị định quy định về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, đặc biệt là các nội dung liên quan đến kế hoạch sử dụng đất các cấp, cũng như trách nhiệm tổ chức lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trọng quy hoạch tỉnh - nội dung này được giao trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch.

Hội thảo cơ hội để các chuyên gia, đai biểu nêu lên những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách trong triển khai thi hành Luật Đất đai 2013 và một số văn bản dưới Luật đồng thời hỗ trợ Bộ NN&PTNT trong việc tiếp thu ý kiến rộng rãi của người dân trong sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật. Các trao đổi, ý kiến tại Hội thảo sẽ được tổng hợp ghi nhận để hoàn thiện văn bản góp ý gửi sang Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhằm soạn thảo Luật và các văn bản dưới luật có liên quan đến đất đai.  

 

Đỗ Hương

Nguồn: baochinhphu


Tin - Bài khác
Xử lý rủi ro trong cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa
Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững
Doanh nghiệp Việt cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng trong kỷ nguyên số
Logistics sẽ là thiên đường cho khởi nghiệp sáng tạo
Nông nghiệp vẫn còn thiếu các “hạt nhân” phát triển kinh tế
Giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp nông nghiệp
Áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP
Phát huy nguồn lực địa phương để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh liên tục cải thiện nhưng vẫn trồi sụt
Trang 1 trong 3Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông