Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  25 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 156
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 156

Số lượt truy cập

48.810.164

 Xem chi tiết
Xử lý rủi ro trong cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa
(Cập nhật: 28/11/2019 07:15:20)

Ảnh minh họa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hoạt động cho vay trực tiếp là hình thức Quỹ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ vay vốn của DNNVV, tiến hành thẩm định, đánh giá tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh và ra quyết định cho vay đối với dự án, phương án sản xuất kinh doanh đó.

Để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNNVV của Quỹ và đúng theo nguyên tắc “bảo đảm an toàn vốn”; đồng thời, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Thông tư Hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển DNNVV là hoàn toàn phù hợp và rất cần thiết.

Dự thảo nêu rõ 4 trường hợp được xem xét xử lý rủi ro gồm: 1. DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra; 2. DNNVV bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật hiện hành; 3. Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV; 4. DNNVV không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký, gây rủi ro hoạt động, có khả năng làm phát sinh nợ xấu cho Quỹ.

Các biện pháp xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ bao gồm: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ; gia hạn nợ vay; khoanh nợ; xóa nợ lãi; bán nợ; xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; xóa nợ gốc; các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định của pháp luật.

Về nguồn vốn xử lý nợ bị rủi ro, dự thảo đề xuất quỹ sử dụng dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro: xóa nợ gốc, bán nợ (trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị nợ gốc ghi trong sổ sách).

Trường hợp sau khi sử dụng hết dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính, nhưng không đủ bù đắp rủi ro, Quỹ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Nguồn vốn để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác được thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định có liên quan đến khoản nợ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ./.

Nguồn: baochinhphu


Tin - Bài khác
Sửa đổi quy định về đất đai để phát triển kinh tế
Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững
Doanh nghiệp Việt cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng trong kỷ nguyên số
Logistics sẽ là thiên đường cho khởi nghiệp sáng tạo
Nông nghiệp vẫn còn thiếu các “hạt nhân” phát triển kinh tế
Giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp nông nghiệp
Áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP
Phát huy nguồn lực địa phương để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh liên tục cải thiện nhưng vẫn trồi sụt
Trang 1 trong 3Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông