Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  19 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong nước ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 105
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 105

Số lượt truy cập

48.753.312

 Xem chi tiết
Áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP
(Cập nhật: 05/11/2019 15:23:39)

Ảnh minh họa

Thông tư này quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương bao gồm: 1. Biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp; 2. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.

Về áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, Thông tư quy định: Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp khi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra có các nội dung sau đây: Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả của việc giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế của hàng hóa đó theo Hiệp định; ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng…

Biện pháp tự vệ chuyển tiếp được áp dụng gồm: Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất theo quy định của Hiệp định đối với hàng hóa bị điều tra; tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.

Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được vượt quá 02 năm. Trong trường hợp Cơ quan điều tra kết luận rằng cần tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước, thời hạn áp dụng có thể kéo dài thêm tối đa 01 năm.

Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may

Thông tư nêu rõ nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may là: Không áp dụng đồng thời biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với một trong các biện pháp dưới đây: Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật quản lý ngoại thương; biện pháp tự vệ chuyển tiếp được quy định tại Thông tư này.

Không áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may quá giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may đó. Không áp dụng quá một lần biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa.

Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.

Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được vượt quá 02 năm và có thể gia hạn thêm tối đa 02 năm.

Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đó.

 

KL

Nguồn: baochinhphu.vn


Tin - Bài khác
10 ngành hàng mang lại hàng tỷ USD cho doanh nghiệp Việt
Nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ thương mại điện tử là miễn phí
Định hình FDI thế hệ mới
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường CPTPP: Đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe
Kỷ nguyên của ngân hàng số mở ra nhiều tiện ích cho khách hàng
Hướng dẫn thực thi Hiệp định CPTPP về đấu thầu
Các quỹ đầu tư cam kết 425 triệu USD cho startup Việt trong 3 năm tới
Ngăn chặn hàng nước ngoài ‘đội lốt’ hàng Việt sang Mỹ
Quảng bá hàng hóa Việt Nam tại Nhật Bản
Chủ động thúc đẩy xuất khẩu khi thương mại toàn cầu suy giảm
Trang 5 trong 3Đầu tiên    Trước   1  2  3  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông