Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  06 Tháng Năm 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 54
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 54

Số lượt truy cập

48.913.990

 Xem chi tiết
Gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải thủy tuyến Việt Nam-Campuchia
(Cập nhật: 23/12/2021 07:54:10)

Tuyến vận tải thủy Việt Nam-Campuchia vẫn tăng trưởng hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh minh họa Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT), do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, ngày 6/4/2021, UBND tỉnh Đồng Tháp có văn bản yêu cầu phương tiện vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia phải thay đổi toàn bộ thuyền viên tại khu vực cửa khẩu đường thủy nội địa Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp). Vì vậy, doanh nghiệp vận tải phải bố trí 2 đội thuyền viên (1 đội ở Việt Nam và 1 đội ở Campuchia) để vận hành 1 phương tiện thủy, làm tăng chi phí và thời gian vận tải.

Để tháo gỡ khó khăn nêu trên, ngày 1/12, Bộ GTVT có văn bản đề nghị tỉnh Đồng Tháp điều chỉnh quy định trên để phù hợp với tình hình thực tế vì từ ngày 15/11, phía Campuchia không yêu cầu cách ly với hành khách nhập cảnh vào nước này.

Vấn đề trên cũng được Tổng cục Vận tải thủy, hàng hải và cảng Campuchia nêu tại hội nghị song phương trực tuyến về tình hình thực hiện Hiệp định Vận tải thủy Việt Nam và Campuchia diễn ra ngày 20/12.

Ngày 21/12, UBND tỉnh Đồng Tháp chính thức có văn bản chỉ đạo Sở GTVT và Sở Y tế địa phương triển khai thực hiện việc không yêu cầu phương tiện vận tải hoạt động trên tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia phải đổi toàn bộ thuyền viên khi đi qua cửa khẩu quốc tế Thường Phước.

Sở GTVT và Sở Y tế Đồng Tháp phối hợp triển khai thực hiện quản lý, giám sát y tế đối với thuyền viên Việt Nam hồi hương theo hướng dẫn tại Công văn số 10688 ngày 16/12/2021 của Bộ Y tế.

Theo Hiệp định về vận tải thủy giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia (ký kết ngày 17/12/2009), từ ngày 20/1/2011, một số tuyến sông thuộc hệ thống sông Me Kong trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và Campuchia trở thành khu vực tự do giao thông thủy với phương tiện thủy hai nước, tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh hàng hóa, hành khách đến, đi từ các nước thứ ba qua lãnh thổ mỗi nước.

Từ khi triển khai thực hiện Hiệp định đến nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trên tuyến lần lượt đạt 609,5 triệu USD và 70,3 triệu USD.

Năm 2021, bất chấp những khó khăn vì dịch bệnh, tính đến hết tháng 11, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 4,350 triệu USD, tăng 5% so với cả năm 2020; nhập khẩu đạt 4,281 triệu USD, tăng gần 400% so với năm 2020.

PT

Nguồn: Chinhphu.vn


Tin - Bài khác
Lan tỏa ý thức, trách nhiệm về độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Thúc đẩy xuất khẩu thủy hải sản phát triển
“Sức mạnh” từ công nghệ cao
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Thực hiện tốt công tác giám sát
Các khu - cụm công nghiệp: Thu hút dự án thứ cấp với tổng vốn đầu tư hơn 11.600 tỷ đồng
Phục hồi và phát triển thị trường lao động trong bối cảnh mới
Các cách tiếp cận giúp doanh nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới
Kỳ vọng sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên
Con đường sáng của nông sản Việt Nam
Tiếp bước truyền thống Văn phòng Cấp ủy
Trang 2 trong 19Đầu tiên    Trước   1  [2]  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông