Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  20 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 93
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 93

Số lượt truy cập

48.756.806

 Xem chi tiết
Gỡ vướng về thủ tục thuế, ngân hàng cho DN, người dân khi giãn cách xã hội
(Cập nhật: 31/08/2021 11:06:46)

Các trường hợp giãn cách theo Chỉ thị 16 không thể di chuyển để thực hiện các nghĩa vụ thuế sẽ coi là bất khả kháng và không bị phạt

Trường hợp bất khả kháng do giãn cách sẽ không bị phạt chậm nộp thuế

 

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Đức Huy, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế cho hay, cơ quan thuế cũng nhận được một số yêu cầu giải đáp về vấn đề này và đã có hướng dẫn cụ thể với Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TPHCM.

 

Cụ thể, căn cứ Điều 11 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định những trường hợp không bị xử lý vi phạm hành chính về thuế, thì "không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng".

 

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế với Cục Thuế TP. Hà Nội, Cục Thuế TPHCM, các trường hợp giãn cách theo Chỉ thị 16 không thể di chuyển để thực hiện các nghĩa vụ thuế sẽ được coi là bất khả kháng và không bị phạt.

 

Tuy nhiên, Tổng cục Thuế vẫn lưu ý Cục Thuế hai Thành phố cần thực hiện rà soát, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các trường hợp cụ thể. Trường hợp trong thời gian giãn cách theo Chi thị số 16 nhưng vẫn được hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường thì phải thực hiện  nghĩa vụ thuế theo đúng quy định pháp luật. Nếu chậm nộp hồ sơ khai thuế, chậm nộp tiền thuế thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Mặc dù Tổng cục Thuế chưa có văn bản hướng dẫn chung toàn bộ các địa phương về vấn đề này nhưng theo lý giải của ông Nguyễn Đức Huy, Cục Thuế các địa phương có thể lấy hướng dẫn đối với Cục Thuế TP. Hà Nội và TPHCM làm căn cứ để quản lý người nộp thuế. Trường hợp họ không thể thực hiện nghĩa vụ thuế do thực hiện Chỉ thị 16 thì cũng được coi là bất khả kháng và không bị áp dụng phạt chậm nộp tiền thuế.

 
 

Sửa đổi cơ chế, bao phủ các tình huống bất khả kháng

 

Với lĩnh vực ngân hàng, một số DN phản ánh khó khăn liên quan đến các thủ tục trong Thông tư 03/TT-NHNN của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã kiến nghị, trong Thông tư sửa đổi, NHNN cần tính đến việc hỗ trợ các khách hàng có hoạt động ở vùng giãn cách xã hội trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát vừa qua.

 

Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 03, để được xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng phải có đề nghị và được tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên trong thực tế, có trường hợp DN vẫn có khả năng trả nợ nhưng không thể ký được giấy đề nghị cơ cấu và/hoặc không thể nộp tiền thanh toán nợ do đang cách ly (theo diện F1, F2) hoặc không được di chuyển ra khỏi địa phương do không phải là nhu cầu thiết yếu, cấp bách. Việc chậm thanh toán trong những trường hợp này vẫn bị chuyển sang nhóm nợ cao hơn (xấu hơn) theo quy định của NHNN.

 

Đại diện Hiệp hội Ngân hàng cho rằng đây là những nguyên nhân mang tính khách quan và tình trạng này diễn ra khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay nên rất cần có hướng dẫn giải pháp hỗ trợ các trường hợp này theo hướng nếu khách hàng có khoản nợ đáo hạn trong thời gian phong tỏa, thời gian đáo hạn sẽ được dời sang sau thời gian phong tỏa.

 

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng được chủ động cơ cấu nợ với các khách hàng bị phong tỏa mà không cần đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ/tài liệu chứng minh doanh thu, thu nhập sụt giảm do ảnh hưởng dịch COVID-19.

 

Việc hoãn trả nợ được ngân hàng thực hiện tự động; các thông báo về lịch trả nợ mới sẽ được gửi đến khách hàng đầy đủ qua các kênh thông báo hiện tại như tin nhắn, email…

 

Phản hồi về những vướng mắc này, đại diện Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cho biết, NHNN đang gấp rút sửa đổi các Thông tư 01, Thông tư 03, trong đó, có sửa đổi cả nội dung liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN đang giãn cách phòng chống dịch. NHNN cố gắng ban hành các sửa đổi này trong tháng 8/2021 sau khi nhận dược phản hồi ý kiến đóng góp của các bộ ngành liên quan.

 

Về việc nộp tiền lãi và gốc vay, NHNN cho biết các ngân hàng vẫn hoạt động giao dịch và khách hàng hoàn toàn có thể nộp tiền qua hệ thống thanh toán điện tử.

Huy Thắng

Nguồn: Chinhphu.vn


Tin - Bài khác
Hỗ trợ người LĐ, người sử dụng LĐ gặp khó khăn do dịch COVID-19
Để người nông dân được nghĩ thật, làm thật, hưởng lợi thật
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Bình Thuận năm 2021
Nghị quyết 68/NQ-CP: Thiết kế chính sách thân thiện với người lao động
IFC hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng chăn nuôi bền vững
Tiêu chí phân loại DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn
Phấn đấu nâng Chỉ số PCI từ nhóm “trung bình” lên nhóm “khá”
IFC hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng chăn nuôi bền vững
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng tốc trên hành trình 'xanh hoá'
Căn cứ xác định loại đất ghi trên sổ đỏ
Trang 7 trong 11Đầu tiên    Trước   2  3  4  5  6  [7]  8  9  10  11  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông