Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  20 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 98
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 98

Số lượt truy cập

48.755.143

 Xem chi tiết
Quy định quản lý thuế khiến DN có giao dịch liên kết 'mắc cạn': Tổng cục Thuế nói gì?
(Cập nhật: 31/05/2021 08:00:25)

Thời gian vừa qua, một số cơ quan báo chí có đề cập, phản ánh thông tin từ Hiệp hội DN tỉnh Thái Nguyên về quy định quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết. Theo đó, có ý kiến cho rằng quy định này đang khiến khoảng 7.800 DN trong tỉnh “mắc cạn”.
 

Về nội dung trên, Tổng cục Thuế cho biết, việc quản lý thuế căn cứ quy định về xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay đã được quy định tại Thông tư số 117/2005/TT-BTC; Thông tư số 66/2010/TT-BTC; Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. 

 

Theo đó, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP còn nâng mức tỉ lệ cao hơn so với quy định tại Thông tư số 66 (từ 20% lên mức 25%). Cụ thể, tại Điểm e Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 66/2010/TT-BTC quy định:

 

“Một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay”.

 

Còn tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “Một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay”.

 

“Đây là quy định đã và đang áp dụng, không phải cơ quan thuế mới đưa ra gây khó khăn cho các DN khi xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay như Hiệp hội DN tỉnh Thái Nguyên đã đề cập. Điểm mới ở đây là cách thức quản lý mới chặt chẽ hơn, hạn chế việc các DN lách quy định”, đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.

 

Cơ quan thuế cũng cho rằng, một khi xác định 2 DN có mối quan hệ liên kết thì giao dịch phát sinh giữa 2 DN này là giao dịch liên kết và phải thực hiện kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.

 

Đồng thời, nếu DN có giao dịch liên kết chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế sẽ áp dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP) và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

 
 

Trong thời gian tới, để tạo thuận lợi hơn cho các DN nhỏ phát triển, Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu các ý kiến để cân nhắc điều chỉnh. Trong đó, có tính đến thực tế tình hình nhiều DN Việt Nam chủ yếu “sống nhờ” qua việc vay vốn ngân hàng với mức vốn vay lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Cơ quan thuế có thể sẽ có sự phân loại theo ngành nghề, có DN được áp dụng tỷ lệ vay lớn hơn, chứ không áp dụng cho tất cả các DN Việt Nam.

 

Anh Minh

Nguồn: (Chinhphu.vn)


Tin - Bài khác
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2021
Hướng dẫn mới về giao dịch ngoại tệ
Tìm kiếm cơ hội để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ DN
Sửa đổi cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế
Du lịch Phan Thiết dịp lễ 30/4 và 1/5 có gì hấp dẫn?
Bộ Tài chính nghiên cứu cách quản lý tiền ảo, tài sản ảo
Xuất khẩu nông sản tăng mạnh, vượt 10 tỷ USD
Xuất nhập khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, xuất siêu 2 tỷ USD
Mũi Né được báo Mỹ đánh giá điểm đến an toàn sau đại dịch
Cách xác định chi phí khi ghi nhận doanh thu trả trước
Trang 7 trong 8Đầu tiên    Trước   2  3  4  5  6  [7]  8  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông