Đăng Ký :: Đăng Nhập  :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ   Tìm Kiếm   
  20 Tháng Tư 2024 ..:: Tin tức - Sự kiện » Tin trong tỉnh ::..

 

Người dùng trực tuyến
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 113
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 113

Số lượt truy cập

48.757.633

 Xem chi tiết
Phát triển thị trường nông sản: Những nút thắt cần tháo gỡ
(Cập nhật: 28/05/2021 15:44:17)

Muôn vàn khó khăn

Cách đây ít ngày, Hội Nông dân huyện Tuy Phong đã kêu gọi cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn huyện tiêu thụ hành tím để hỗ trợ cho nông dân tỉnh Sóc Trăng, với giá bán 19.000 đồng/kg. Đây là nội dung theo công văn của Trung ương Hội Nông dân gửi đến Hội Nông dân các tỉnh, thành phố về việc tiêu thụ hành tím cho hội viên của tỉnh Sóc Trăng. Được biết, trong vụ trồng hoa màu năm nay, nông dân tỉnh Sóc Trăng trồng hơn 5.400 ha hành tím, sản lượng khoảng 110.000 tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ khó khăn, giá giảm mạnh khiến bà con lao đao… Hiện nông dân tỉnh Sóc Trăng vẫn tồn đọng trên 20.000 tấn hành tím, nếu không tiêu thụ kịp thời trong tháng 5/2021 sẽ gây hư hỏng, thiệt hại kinh tế cho nông dân…

Sản phẩm thanh long Bình Thuận

Đó chỉ là một trong số ít loại nông sản được kêu gọi giải cứu, hỗ trợ tiêu thụ trong thời gian gần đây, để khẳng định tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến sản xuất nông nghiệp của cả nước, trong đó Bình Thuận cũng không ngoại lệ.

Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch trái cây trong cả nước nói chung và thanh long chính vụ của Bình Thuận nói riêng, với sản lượng dự kiến trong 2 tháng tới (6, 7) là 80.000 tấn. Ngoài việc tiêu thụ khó khăn, còn có áp lực chi phí sản xuất, thuế, phí. Nguyên nhân, do thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh bị đứt đoạn, lợi nhuận các doanh nghiệp suy giảm trong thời kỳ dịch bệnh và thương mại gián đoạn. Chưa kể đến, khi đơn hàng xuất khẩu giảm dần, dẫn đến áp lực ngày càng cao đối với chi phí lưu kho, điện duy trì, nhất là kho lạnh để bảo quản và vốn tồn đọng hàng hóa.  Mặt khác, tình hình giao thương, thông quan hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu biên giới, trường hợp nếu dịch bệnh nguy cơ cao thì tốc độ thông quan sẽ chậm do phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch…

Tháo gỡ như thế nào?

Với ngành nông nghiệp Bình Thuận, không thể phủ nhận, trong suốt những năm gần đây, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản đã có sự tiến bộ rõ nét. Tuy nhiên, sản phẩm chế biến chủ yếu vẫn là sơ chế nên giá trị gia tăng thấp, chủng loại chưa phong phú, tỷ lệ chế biến sâu chỉ đạt khoảng 20 - 30%... chưa tương xứng với tiềm năng nguồn lực của tỉnh. Ngược lại, ngành nông nghiệp tỉnh thời gian qua còn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và cung ứng hàng hóa nông sản. Nhiều sản phẩm chế biến còn khó khăn trong việc tiếp cận và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, tình trạng dư cung hoặc giá giảm sâu đối với một số nông sản trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua tại một số địa phương là bài học kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế vận hành kết nối địa phương với địa phương, nhằm tạo ra chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ ổn định và chủ động.

Trước những nút thắt cần tháo gỡ, mới đây ông Nguyễn Văn Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh chú trọng đơn giản hóa hồ sơ, rút ngắn thời gian các thủ tục hành chính. Qua đó, nhằm kêu gọi, thu hút các tổ chức có tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông nghiệp, đầu tư hệ thống logistics phục vụ nông nghiệp. Rà soát các quy hoạch khu chế biến nông sản, tham mưu điều chỉnh theo hướng gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu quy mô tập trung nhưng phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo vệ môi trường. Cập nhật thường xuyên thông tin giá cả, dự báo thị trường trong và ngoài nước để thông tin kịp thời đến người dân, doanh nghiệp. Song song là việc tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản…                    

Kiều Hằng

Nguồn: BT


Tin - Bài khác
Tìm kiếm cơ hội để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ DN
Sửa đổi cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế
Du lịch Phan Thiết dịp lễ 30/4 và 1/5 có gì hấp dẫn?
Bộ Tài chính nghiên cứu cách quản lý tiền ảo, tài sản ảo
Xuất khẩu nông sản tăng mạnh, vượt 10 tỷ USD
Xuất nhập khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, xuất siêu 2 tỷ USD
Mũi Né được báo Mỹ đánh giá điểm đến an toàn sau đại dịch
Cách xác định chi phí khi ghi nhận doanh thu trả trước
Áp dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tiềm năng du lịch Hàm Thuận Nam
Trang 7 trong 8Đầu tiên    Trước   2  3  4  5  6  [7]  8  Tiếp   Cuối    
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 :: Trang chủ  :: Sơ đồ Web  :: Liên hệ  :: 
Trang tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
Giấy phép: số 126/GP-TTĐT ngày 29/6/2011 của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông